1
Giãi thích nguyên nhân, lý do, căn cứ
「~んです」 được dùng để nhấn mạnh ý nghĩa giải thích về nguyên nhân, lý do, căn cứ v. v. Trong văn nói thì dùng 「~んです」 , còn trong văn viết thì dùng 「~のです」 . 「~んです」 được dùng như sau
~んですか
Mẫu câu này được dùng trong các trường hợp sau:
Trường hợp người nói phỏng đoán và xác nhận nguyên nhân hoặc lý do đối với những gì mà mình đã nghe hoặc nhìn thấy
わたなべさんはときどきおおさかべんを使いますね。
Chị Watanabe đôi lúc nói giọng Osaka nhỉ.
おおさかに住んでいたんですか。
Chị đã sống ở Osaka à?
ええ。15さいまでおおさか住んでいました。
Vâng, tôi sống ở Osaka cho đến năm 15 tuổi
Trường hợp người nói muốn được cung cấp thêm thông tin về những gì mình nghe hoặc nhìn thấy
おもしろい デザインのくつですね。どこでかったんですか。
Kiểu thiết kế đôi giầy của anh thú vị nhỉ. Anh mua ở đâu thế?
エドヤストアで買いました。
Tôi mua ở cửa hàng Edo-Ya Store.
2
Giãi thích nguyên nhân, lý do, căn cứ 1
Trường hợp người nói muốn được nghe giải thích về nguyên nhân hoặc lý do đối với những gì mình nghe hoặc nhìn thấy
どうしておくれたんですか。
Tại sao anh lại đến muộn
Trường hợp muốn được giải thích về một tình trạng hay trạng thái nào đó
どうしたんですか。
Anh/chị bị sao thế ?
[Chú ý]
Đôi lúc 「~んですか」 biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ hoặc tò mò của người nói. Nếu dùng không thích hợp có thể gây ra sự khó chịu cho người nghe. Vì thế cần chú đến cách dùng mẫu câu này
~んです
Mẫu câu này được dùng trong những trường hợp sau
Trường hợp muốn trình bày về nguyên nhân hoặc lý do để trả lời cho mục ( c ) ( d ) của phần 1 ở trên
どうしておくれたんですか。
Tại sao anh đến muộn?
バスがこなかったんです。
…Vì xe buýt không đến
どうしたんですか。
Anh chị bị sao thế?
ちょっときぶんがわるいんです。
…Tôi cảm thấy người không khỏe.
3
Giãi thích nguyên nhân, lý do, căn cứ 2
Trường hợp người nói muốn thêm vào nguyên nhân hoặc lý do đối với những gì mình nói trước đó
毎朝、新聞をよみますか。
Hàng sáng anh có đọc báo không?
いいえ。時間がないんです。
.. Không, tôi không có thời gian
(Chú ý) :
Trong những trường hợp như ở ví dụ sau, khi chỉ nói về những sự thực đơn thuần thì không dùng (んです)
わたしはマイクミラーです。
Tôi là Mike Miller
わたしはマイクミラーなんです(SAI)
3. ~んですが、~
「~んですが」 có chức năng mở đầu câu chuyện mà người nói muốn trình bày. Phần tiếp theo là câu đề nghị mời gọi hoặc câu xin phép.
Từ 「が」 trong trường hợp này được dùng để nối các về của câu văn, nó biểu thị sắc thái ngập ngừng, đắn đo của người nói. Trong những trường hợp như ở ví dụ dưới đây, khi mà tình huống ở vế tiếp theo 「~んですが」 đã rõ đối với cả người nói và người nghe thì vế này thường được lược bỏ
日本語で手紙をかいたんですか。ちょっと見ていただけませんか。
Tôi viết thư bằng tiếng Nhật. Anh xem giúp tôi một chút có được không
NHKを見学したいんですが。どうしたらいいですか。
Tôi muốn đến thăm quan hãng NHK. Tôi phải làm thế nào?
おゆが出ないんですが。。。
Nước nóng không chảy ra.
4
Động từ thể て+ いただけませんか。 (cho tôi ~ có được không)
Đây là mẫu câu đề nghị ở mức độ lịch sự cao hơn mẫu câu 「~てください」
いい先生をしょうかいしていただけませんか。
Anh/chị giới thiệu cho tôi một giáo viên tốt được không ?
5
Động từ thể た + らいいですか。 (tôi nên/phải ~ (từ nghi vấn) thì tốt)
どこでカメらを買ったらいいですか。
Tôi nên mua máy ảnh ở đâu?
こまかいお金がないんですが。どうしたらいいですか。
Tôi không có tiền lẻ. Tôi phải làm thế nào?
「~たらいいですか」 là mẫu câu dùng khi người nói muốn người nghe khuyên bảo hoặc hướng dẫn mình phải làm gì hoặc nên làm gì trong 1 tình huống nào đó. Chẳng hạn như ở ví dụ trên, người nói muốn mua máy ảnh nhưng không biết ở đâu bán. Vì thế người nói dùng mẫu câu này để nhờ người nghe giới thiệu cho mình một cửa hàng tốt bán máy ảnh.
6
Tân ngữ làm chủ đề
うんどうかいにさんかしますか。
Anh có tham gia đại hội thể thao không.
。。。いいえ。スポーツはあまりすきじゃないんです。
Không. Tôi không thích thể thao lắm
Chúng ta đã học ở bài 10 và bài 17 rằng chủ ngữ, và cả tân ngữ được biểu thị bằng trợ từ 「を」 , đều có thể trở thành chủ đề của câu văn và được hiển thị bằng trợ từ 「は」 . Tân ngữ được biểu thị bằng trợ từ 「が」 cũng có thể trở thành chủ đề của câu văn nếu chuyển 「が」 thành 「は」
Sửa lần cuối: Thứ Sáu, 29 tháng 7 2022, 8:53 AM