1
Cách tạo thể điều kiện
Động từ:
Nhóm I: Đổi âm cuối của (thể ます) sang âm cùng hàng thuộc (dãy え) rồi thêm ば vào sau
Nhóm II: Thêm 「れば」 vào sau thể 「ます」
Nhóm III: Thể điều kiện của 「きます」 là 「くれば」 , của 「します」 là 「すれば」
Tính từ đuôi い: Đổi đuôi 「い」 thành 「ければ」
Tính từ đuôi な: Bỏ đuôi 「な」 và thêm 「たら」 vào
Danh từ: Thêm 「たら」 vào
2
Thể điều kiện ~ (I)
Chúng ta dùng thể điều kiện để biểu thị điều kiện cần thiết để một sự việc nào đó xảy ra. Phần mệnh đề điều kiện này được đặt ở đầu câu văn. Nếu phần đầu và phần sau của câu văn có dùng chung chủ ngữ thì không thể dùng động từ biểu thị chủ ý
Trường hợp diễn tả điều kiện cần thiết để một sự việc nào đó xảy ra
ボタンをおせば。まどがあきます。
Ấn nút thì cửa sổ sẽ mở
かれがいけば。わたしもいきます。
Nếu anh ấy đi thì tôi cũng đi
Trường hợp người nói muốn biểu thị quyết định của mình trong một tình huống nhất định hoặc khi người nghe nói một điều gì đó.
ほかにいけんがなければ。これでおわりましょう。
Nếu không có thêm ý kiến nữa thì chúng ta dừng ở đây
あしたまでにレポートをださなければなりませんか。
Tôi phải nộp bài báo cáo trước ngày mai à?
むりなら。金曜日までにだしえください。
Nếu không thể thì anh/chị nộp trước ngày thứ sáu
(Chú ý) : những mẫu câu tương tự mà chúng ta học cho đến bài này.
3
Thể điều kiện ~ (II)
[1] ~ と (Bài 23)
「~と」 được dùng để diễn tả một kết quả tất yếu, một sự việc có thể dự đoán được hay một sự thực không thể tránh khỏi v. v. phát dinh do tác động của động tác được biểu thị ở động từ đứng trước 「と」.
Mẫu câu này không dùng đối với câu biểu thị chú ý, đánh giá, sự cho phép, mong muốn, nhờ vả v. v. của người nói.
ここをおすと、ドアがおきます。
Ấn vào đây thì cửa sẽ mở
Có thể dùng thể điều kiện 「~ば」 trong ví dụ này.
ここをおせば、ドアがおきます。
4
Thể điều kiện ~ (III)
[2] ~たら (Bài 25)
Như đã học ở bài 25, chúng ta dùng 「~たら」 trong hai trường hợp sau:
Biểu thị điều kiện hoặc diễn đạt một tình huống hay một hành vi phát sinh trong điều kiện một sự việc nào đó diễn ra
時間がなかったら。テレビを見ません。
Nếu không có thời gian thì tôi không xem ti vi
時間がなければ。テレビをみません。
Nếu không có thời gian thì tôi không xem ti vi
東京へきたら。ぜひれんらくして ください。
Nếu anh/chị đến Tokyo thì nhất định phải liên lạc với tôi.
Trong các ví dụ 1, 2 thì phần sau của câu có biểu thị chú ý của người nói vì thế chúng ta có thể dùng 「~たら」 và 「~ば」 nhưng không thể dùng 「~と」 . Còn trong trường hợp ở ví dụ 3 thì nếu phần trước và phần sau của câu có cùng chủ ngữ và động từ trong cả hai phần này đều là động từ biểu thi chú ý thì chúng ta không thể dùng 「~ば」 mà chỉ có thể dùng 「~たら」 .
Qua đây chúng ta có thể thấy được là 「~たら」 có phạm vi dùng rộng nhất. Nhưng vì đây là cách nói mang tính khẩu ngữ (dùng nhiều trong văn nói) nên không được dùng nhiều lắm trên báo chí hoặc văn bản báo cáo.
5
Danh từ なら、~
Mẫu câu (Danh từ なら) được dùng để diễn đạt một thông tin nào đó về chủ đề mà đối tác hội thoại nêu ra trước đó.
あんせんにいきたいんですが。どこかいいところありませんか。
Tôi muôn đi tắm suối nước nóng. Anh/chị biết chỗ nào hay không?
おんせんなら。はくばがいいですよ。
Nếu là suối nước nóng thì Hakuba là được đấy.
6
Từ nghi vấn Động từ thể điều kiện + いいですか
Mẫu câu này được dùng để yêu cầu người nghe cho chỉ thị hoặc lời khuyên về cách làm 1 việc gì đó hoặc về một việc cần thiết phải làm. Nó được dùng tương tự như mẫu câu 「~たらいいですか」 mà chúng ta đã học ở bài 26. Nói cách khác, câu ở ví dụ 1 có thể thay bằng câu ở ví dụ 2 dưới đây
1. 本をかりたいんですが。どうすればいいですか。
Tôi muốn mượn sách. Tôi phải làm thế nào ?
2. 本をかりたいんですが。どうしたらいいですか。
Tôi muốn mượn sách. Tôi phải làm thế nào?  (bài 26)
7
Sự biến đổi về mức độ hoặc pham vi
ビートルズの音楽はきけばきくほどすきになります。
Âm nhạc của Beatles càng nghe càng thích
パソコンはそうさがかんたんならかんたんなほどいいです。
Máy vi tính thì thao tác càng đơn giản thì càng tốt
Mẫu câu này diễn tả sự biến đổi tương ứng về mức độ hoặc phạm vi của nội dung được nêu ở phần sau của câu khi mà điều kiện được nêu ở phần trước của câu thay đổi. Ở đây bộ phận đứng trước 「ば/~なら」 và  「~ほど」 phải là cùng một động từ hoặc tính từ.
Sửa lần cuối: Thứ Sáu, 29 tháng 7 2022, 8:55 AM