1
警護 (けいご) kính ngữ
Ở bài 49 và 50 chúng ta sẽ học về けいご。けいご là cách nói thể hiện sự kính trọng của người nói đối với người nghe hoặc người được nói tới. Người nói dùng けいご đối với người mà theo quan hệ xã hội thì mình phải biểu thị sự kính trọng.
Việc dùng けいご tùy thuộc vào ba yếu tố sau:
-Khi người nói ở vị trí thấp hơn với nghe người nghe có vị trí cao hơn mình
-Trong trường hợp người nói có quan hệ không thân lắm với người nghe ví dụ như mới gặp nhau lần đầu thì người nói dùng けいご để biểu thị sự kính trọng của mình với người nghe
-Quan hệ ウチ (bên trong) , ソト (bên ngoài) cũng là yếu tố cần phải suy tính tới khi dùng けいご
Khái niệm ウチ chỉ những người thuộc cùng nhóm với mình như gia đình, công ty v. v.
Khái niệm ソト chỉ những người nằm ngoài nhóm
Khi người nói với (ソトのひと người “bên ngoài”) về ウチのひと (người “bên trong”) thì người “bên trong” này có vị trí tương đương với người nói. Vì thế dù người bên trong có vị trí cao hơn nhưng người nói không dùng けいご như khi nói với người đó.
2
Các loại 警護 (けいご)
Có ba loại けいご là そんけいご (tôn kính ngữ) , けんじょうご (khiêm nhường ngữ) , và ていねいご (thể lịch sự). Ở bài 49 này chúng ta sẽ học về そんけいご
3
尊敬語 (そんけいご) (tôn kính ngữ)
「そんけいご」 là cách nói được dùng để biểu thị sự kính trọng của người nói đối với người nghe hoặc người được nói tới, khi nói về hành vi hoặc trạng thái của người nghe hoặc người được nói tới. Cách nói này cũng được dùng khi nói về những đồ vật, sự việc liên quan đến người nghe.
Động từ tôn kính
Động từ ở thể bị động có thể được dùng làm động từ tôn kính. Những động từ này thuộc nhóm II
なかむらさんは7時来られます。
Anh Nakamura đến vào lúc 7 giờ
お酒をやめられたんですか。
Anh đã bỏ rượu à
お Động từ thể ますになります
Cách nói này có mức độ tôn kính cao hơn cách nói ở phần (1). Đối với những động từ mà thể ます chỉ có một âm tiết như 「みます」 、 「ねます」 v. v.. hoặc động từ thuộc nhóm II thì không dùng cách nói này. Ngoài ra , đối với những động từ mà có cách nói tôn kính đặc biệt như ở ví dụ dưới đây thì chúng ta dùng cách nói đó.
しゃちょうはもうお帰りになりました。
Giám đốc đã về nhà rồi.
Những tôn kính ngữ đặc biệt
Có một số động từ mang ý nghĩa tôn kính với mức độ tôn kính tương đương với cách nói ở phần b
ワット先生はけんきゅうしつにいらっしゃいます
Thầy Watt ở phòng nghiên cứu
どうぞめし上がってください
Xin mời anh/chị dùng.
4
尊敬語 (そんけいご) (tôn kính ngữ) 1
「いらっしゃいます」   「なさいます」   「くださいます」   「おっしゃいます」 là những động từ thuộc nhóm I , nhưng khi chia cách thì lại biến đổi theo (hàng ら) trừ thể ます
ワット先生はテ二スをなさいますか。
Thầy Watt có chơi quần vợt không?
いいえ。なさらないと思います。
Không, tôi nghĩ là thày không chơi.
お Động từ thể ますください
Khi nhờ hoặc mời ai làm việc gì đó, chúng ta dùng cách nói này để thể hiện sự kính trọng
あちらからお入りください
Xin mời anh/chị vào từ phía kia.
(Chú ý) :
Không dùng cách nói này với những động từ đặc biệt được nói đến ở phần c. Tuy nhiên đối với 「めしあがります」 thì chúng ta có thể nói là 「おめしあがりください」 (xin mời anh/chị dùng ~). và 「ごらんになります」 thì là 「ごらんください」 (xin mời anh/chị xem)
5
尊敬語 (そんけいご) (tôn kính ngữ) 2
Danh từ, tính từ, phó từ
Ngoài động từ thì một bộ phận danh từ, tính từ, phó từ có thể trở thành そんけいご khi chúng ta thêm 「お」 hoặc 「ご」 vào trước chúng. Tùy từng từ mà chúng ta thêm 「お」 hoặc thêm 「ご」 . Nhìn chung thì 「お」 được dùng với những từ thuần Nhật còn 「ご」 được dùng với những từ có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc
Những từ được dùng với 「お」
Danh từ: お国 お名前 お仕事
Tính từ đuôi な お元気 お上手 おひま
Tính từ đuôi い おいそがしい おわかい
Những từ được dùng với 「ご」
Danh từ: ごかぞく ご意見 ごりょうこう
Tính từ đuôi な ごねっしん
Tính từ đuôi い ごじゆうに
6
警護 (けいご) và kiểu của câu văn
けいご  không chỉ có thể lịch sự mà còn có cả thể thông thường. Khi chúng ta dùng thể thông thường ở cuối câu thì câu văn sẽ là câu ở kiểu thông thường. Câu văn như thế này thường xuất hiện khi người nói nói chuyện với bạn thân của mình về một ai đó mà mình muốn dùng cách nói tôn kính để thể hiện sự kính trọng.
ぶちょうは何時にいらっしゃる?
Mấy giờ trưởng phòng sẽ đến?
7
Tính nhất quán của việc dùng 警護(けいご) trong câu văn
Khi dùng  けいご  thì chúng ta không chỉ dùng けいご đối với một bộ phận từ của câu mà nên dùng đối với cả các từ khác để đảm bảo tính nhất quán của việc dùng けいご
ぶちょうのおくさまもごいっしょにゴルフに行かれます。
Vợ của trưởng phòng cũng đi chơi golf cùng.
Ở ví dụ trên, để bảo đảm tính nhất quán trong việc dùng けいご, chúng ta biến đổi tất cả các từ 「おくさん」 「いっしょに」 「いきます」 thành 「おくさま」 「ごいっしょに」 「いかれます」
8
~まして
Khi muốn nói một cách lịch sự, đôi khi (Động từ thể て) còn được biến đổi thành (Động từ thể ますまして). Trong câu dùng けいご để bảo đảm tính nhất quán thì 「~まして」 thường được dùng
ハンスがゆうべねつをだしました。けさもまださがらないんです。
Tôi qua Hans bị sốt, đến sáng nay nhiệt độ vẫn chưa hạ
Last modified: Friday, 29 July 2022, 8:57 AM